Sự ảnh hưởng của mạng xã hội lên hành vi tìm hiểu về văn hóa dân gian

Tạp chí Biển Việt Nam - Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, với sự ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực, bao gồm cả văn hóa và hành vi con người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa dân gian - di sản quý báu của mỗi quốc gia - đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng đồng thời cũng có cơ hội được tiếp cận và bảo tồn thông qua các nền tảng số. Bài nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi tìm hiểu văn hóa dân gian, nhằm cung cấp góc nhìn toàn diện về vai trò của công nghệ trong việc gìn giữ giá trị truyền thống.

Đối tượng nghiên cứu

Hành vi tìm hiểu văn hóa dân gian của người dùng mạng xã hội, bao gồm việc tiếp cận, chia sẻ và ứng dụng thông tin về văn hóa dân gian qua các nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok, ..

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích cách mạng xã hội ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tìm hiểu về văn hóa dân gian.

Đánh giá mức độ phổ biến của nội dung văn hóa dân gian trên mạng xã hội.

Đề xuất giải pháp tối ưu hóa mạng xã hội trong việc bảo tồn và lan tỏa văn hóa dân gian.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Thu thập và phân tích tài liệu, bài viết liên quan đến văn hóa dân gian và mạng xã hội.

Phương pháp định lượng: Sử dụng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu từ người dùng mạng xã hội.

Phương pháp so sánh: Đánh giá sự khác biệt trong hành vi tìm hiểu văn hóa dân gian trước và sau khi mạng xã hội phổ biến.

Mẫu khảo sát

Đối tượng: Người dùng mạng xã hội từ 15-35 tuổi, quan tâm đến văn hóa dân gian.

Số lượng: 300 người tại các khu vực thành thị và nông thôn.

II. NỘI DUNG

Cơ sở lý luận và khái niệm cơ bản

Mạng xã hội: Là nền tảng trực tuyến giúp người dùng chia sẻ thông tin và giao tiếp với nhau.

Văn hóa dân gian: Bao gồm các truyện dân gian, ca dao, tục ngữ, lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian, v.v.

Hành vi tìm hiểu văn hóa dân gian: Gồm các hoạt động như tra cứu, học hỏi, tham gia sự kiện văn hóa qua mạng xã hội.

Thực trạng

1. Bảng thống kê

Nhận xét:

Facebook (35%): Là nền tảng phổ biến nhất để chia sẻ nội dung văn hóa dân gian, với sự đóng góp lớn từ các nhóm cộng đồng và fanpage trong việc lưu truyền văn hóa.

YouTube (25%): Đứng thứ hai với nội dung video dài, chi tiết và chất lượng cao, thu hút sự quan tâm đáng kể từ khán giả.

Tik Tok (20%): Có tỷ lệ thấp nhất nhưng nổi bật với khả năng lan tỏa video ngắn, phù hợp với giới trẻ, dù nội dung thường thiếu chiều sâu.

2.Khảo sát thực tế

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Sự Ảnh Hưởng Của Mạng Xã Hội Lên Hành Vi Tìm Hiểu Về Văn Hóa Dân Gian

Câu hỏi Lựa chọn
 

Bạn thường sử dụng mạng xã hội nào?

 

Facebook

Instagram

Twitter

Tik Tok

 

Khác

 

Tần suất bạn sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu về văn hóa dân gian?

 

Hàng ngày

Hàng tuần

Hàng tháng

Hiếm khi

Không bao giờ

 

Loại nội dung về văn hóa dân gian mà bạn thường tìm kiếm trên mạng xã hội?

 

Bài viết

Video

Hình ảnh

Podcast

Khác

 

Mạng xã hội có giúp bạn tiếp cận thông tin về văn hóa dân gian một cách dễ dàng hơn không?

 

Rất nhiều

Khá nhiều

Bình thường

Ít

Không

 

Bạn có tin tưởng vào thông tin về văn hóa dân gian trên mạng xã hội không?

 

Rất tin tưởng

Khá tin tưởng

Bình thường

Ít tin tưởng

Không tin tưởng

 

Bạn có chia sẻ lại thông tin về văn hóa dân gian mà bạn tìm thấy trên mạng xã hội không?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

 

Bạn có tham gia vào các nhóm hoặc trang mạng xã hội liên quan đến văn hóa dân gian không?

 

Không

 

Bạn nghĩ gì về ảnh hưởng của mạng xã hội lên việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian?

 

Rất tích cực

Khá tích cực

Bình thường

Ít tích cực

Không tích cực

Thông tin cá nhân ( không bắt buộc) 
Tuổi
Giới tính  

Nam

Nữ

Khác

Nghề nghiệp
Khu vực sống

 

3. Thực trạng ứng dụng

Mạng xã hội ngày nay đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc kết nối, lưu giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa dân gian. Tuy nhiên, việc ứng dụng mạng xã hội để truyền tải nội dung này vẫn đang đối mặt với nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có.

4. Vấn đề

Nội dung văn hóa dân gian dễ bị thương mại hóa, mất đi tính nguyên bản.

Người dùng trẻ thiếu sự nhận thức đúng đắn về giá trị của văn hóa dân gian.

KẾT LUẬN

Mạng xã hội là công cụ đắc lực trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian, nhưng cần được sử dụng một cách hiệu quả và có định hướng. Việc kết hợp giữa truyền thông mạng xã hội và hoạt động thực tế là cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời khơi dậy sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với văn hóa dân gian.

Phạm Hà Linh - Nguyễn Quang Đức - Lê Thu Trang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu