Hội nghị Côn trùng học Quốc gia năm 2023

Tạp chí Biển Việt Nam - Từ 13 đến 14/11/2023, tại Hà Nội, Hội Côn trùng học Việt Nam kết hợp với Viện Bảo vệ thực vật - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã long trọng tổ chức Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 11 với chủ để “Côn trùng trong phục hồi cân bằng hệ sinh thái”.

Tham gia hội nghị có hơn 230 chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc 59 cơ quan, tổ chức nghiên cứu về côn trùng trong nước và quốc tế.

Gần như đã thành thông lệ, từ năm 2002 đến nay, cứ ba năm mộ lần các nhà khoa học nghiên cứu về côn trùng trên khắp mọi miền đất nước và quốc tế lại có dịp gặp mặt tại các họi nghị khoa học để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu về Côn trùng học.

Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 11 với chủ đề Côn trùng trong phục hồi cân bằng hệ sinh thái” lần này có tổng số 84 tham luận, báo cáo, được trình bày theo ba phần: 23 báo cáo về côn tùng học đại cương và đa dạng sinh học côn trùng; 43 báo cáo về côn trùng học nông lâm nghiệp và 18 báo cáo về côn trùng học y học, côn trùng xã hội, ong mật và tằm dâu.

Đoàn chủ tịch và thư ký nghị Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 11

Báo cáo tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Viết Tùng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã báo cáo tổng quát về quá trình hoạt động, nêu bật những gặt hái, thành công mà ngành côn trùng học Việt Nam đã đạt được gặp trong suốt 70 năm qua. Đồng thời GS.TS Nguyễn Viết Tùng cũng chia sẻ những bất cập, khó khăn mà ngành đang phải đối diện, cũng như nêu lên một số giải pháp khắc phục để ngành côn trùng học Việt Nam có thể phát triển hơn trong thời gian tới.

GS.TS. Nguyễn Viết Tùng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tham luận tại Hội nghị

Các tham luận, trao đổi của nhiều đại biểu trong và ngoài nước tại hội nghị đã  nêu bật về vai trò và giá trị to lớn của côn trùng trong duy trì hệ sinh thái, trong bảo vệ sự cân bằng của môi trường, trong đời sống tự nhiên và xã hội. Thế giới côn trùng vô cùng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên hiện nay sự đa dạng sinh học đang có dấu hiệu suy giảm, Nhiều giống loài côn trùng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và biến mất vĩnh viễn. Do đó hiện nay chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, thúc đẩy nhận thức xã hội trong việc hành động bảo vệ côn trùng, chia sẻ mạnh mẽ thông điệp về sự đa dạng và giá trị của côn trùng trong cuộc sống và hệ sinh thái. Bảo vệ côn trùng đồng thời cũng chính là bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, ngành du lịch, bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta cho những thế hệ tương lai. việc hiểu biết và tôn trọng vai trò của côn trùng trong hệ sinh thái sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng của tự nhiên.

ThS. Vũ Thị Thuỳ Trang (Viện Bảo vệ thực vật) tham luận tại Hội nghị

Phần cuối hội nghị, các đại biểu tham dự đã đi đến kết luận trong thời gian tới, ngành côn trùng học Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo những phương pháp canh tác và quản lý hiệu quả để bảo vệ côn trùng, đồng thời đảm bảo rằng côn trùng có môi trường sống lành mạnh để phát triển.

 

 

 

Đặng Thị Thanh Huệ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu