Chi cục Kiểm ngư Vùng V: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi pháp luật và chống khai thác IUU

Tạp chí Biển Việt Nam - Vùng biển Tây Nam Bộ, hay còn gọi là vùng biển phía Tây Nam Việt Nam, từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên – Kiên Giang có chiều dài 347 km bao gồm vùng biển giáp ranh với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indonexia tạo thành vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam rộng khoảng 360.000 km2.

 

Hội nghị đánh giá công tác thực thi pháp luật, phối hợp chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam Bộ.

Đây là nơi có nguồn tài nguyên biên phong phú, bao gồm cả, tôm, nghêu, sò, và các loại hải sản khác và là ngư trường có trên 15.000 tàu cá hoạt động khai thác, chủ yếu của tỉnh Kiên Giang (9.544 tàu), Cà Mau (4.338 tàu); Bến Tre và một số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Quảng Ngãi… với đa dạng ngành nghề như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, dịch vụ hậu cần, bầy ốc…. Là vùng biển có các khu vực biển giáp ranh, chồng lấn chưa phân định với các nước, được xác định là địa bàn trọng điểm về khai thác IUU, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép tập trung chủ yếu ở vùng biển này. Theo số liệu từ Chi cục Kiểm ngư Vùng 5, trong năm 2024 đã xảy ra 64 tàu ngư dân bị bắt giữ, xử lý, chủ yếu ở vùng biển Malaixia, Thái Lan, Indonexia.

Đồng chí Nguyễn Phú Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 chủ trì hội nghị.

Năm 2024 tình hình trên vùng biển Tây Nam Bộ cơ bản ổn định, các nước trong khu vực tăng cường tuần tra, kiểm soát vùng biển và khu vực biến chồng lấn nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền.

Theo tổng hợp của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo IUU Bộ Nông nghiệp Và PTNT đến nay, công tác chống khai thác IUU đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ bản đã khắc phục được các nội dung theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10 năm 2023. Các địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu được số hóa để theo dõi, quản lý đội tàu. Việc kiểm soát tàu cá ra vào, xuất nhập bến và hoạt động trên biển đã được thực hiện đầy đủ theo quy định pháp luật; tàu cá không đủ điều kiện không được rời cảng, xuất bến đi khai thác thủy sản.

Công tác thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU được triển khai nghiêm ngặt. Đã khởi tố 32 vụ hình sự liên quan hành vi môi giới, móc nối, xuất cảnh trái phép đưa tàu cả, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biên nước ngoài, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, hợp thức hóa sơ vi phạm IUU…, trong đó tỉnh Kiên Giang 17 vụ, tỉnh Cà Mau 9 vụ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6 vụ.

Về xử phạt vi phạm hành chính, năm 2024 xử phạt 838 trường hợp vi phạm mất kết nổi VMS với tổng số tiền 34,7 tỷ đồng; xử phạt 19 trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài với tổng số tiền 15,3 tỷ đồng.

Để nâng cao hiệu quả chống khai thác IUU, Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã ký Quy chế, Kế hoạch phối hợp với 07 đơn vị gồm: Chi cục Kiểm ngư Kiên Giang, Cà Mau, Chi cục Thủy sân Bạc Liêu, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu, Bộ 5 tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tư lệnh Vùng 5 Hải quân.

Chi cục Kiểm ngư Vùng V thường xuyên hàng tháng trao đổi, cung cấp các thông tin với các đơn vị Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải Quân về tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, xuất, nhập bến tham gia khai thác thuỷ sản, tình hình, kết quả theo dõi, xác minh xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát, xua đuổi, bắt giữ, xử lý trái phép và tàu cá, ngư dân ta vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; người, phương tiện hoạt động thuỷ sản trên biển gặp sự cố, tai nạn; hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển. Đồng thời thường xuyên trao đổi với các Chi cục Thủy sản Bến Tre, Bạc Liêu, Bả Rịa Vũng Tâu và các Chi cục Kiểm ngư Kiên Giang, Cà Mau về thông tin tình hình vi phạm pháp luật về thủy sản của tàu cá Việt Nam và tàu cá nước ngoài trên Vùng biển Tây Nam Bộ, nắm bắt được số lượng, cơ cấu nghề nghiệp, vùng hoạt động, số đăng ký, cập nhật cơ sở dữ liệu nghề cả quốc gia, đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản, tình hình an ninh, hoạt động của các loại đối tượng liên quan đến an ninh, trật tự và vi phạm pháp luật trên biển tình hình tranh chấp ngư trường, tỉnh hình kết quả xác minh, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; cung cấp hồ sơ, tài liệu xử phạt các trường hợp vi phạm; cập nhật kết quả vào phần mềm xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã tổ chức được 07 đợt phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về phòng, chống khai thác IUU với các Chi cục Kiểm ngư Kiên Giang, Chi cục Kiểm ngư Cà Mau; phối hợp với Chi cục Thủy sản Bạc Liêu kiểm tra được 20 tàu cá, tuyên truyền 38 lượt cho 42 phương tiện với 240 ngư dân; tham gia Đoàn công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU khu vực biên giáp ranh Việt Nam – Malaysia-Thailan với Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường. Đặc biệt, Chi cục Kiểm ngư Vùng V phối hợp cùng Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 xây dựng các phóng sự truyền hình về công tác phối hợp thực thi pháp luật, chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam Bộ phát trên chương trình VTV2 của Đài truyền hình Việt nam và Truyền hình Quân đội nhân dân.

Nhằm tạo sự trang nghiêm, chuyên nghiệp, chính quy của cơ quan thực thi pháp luật trên biển, Chi cục Kiểm ngư Vùng V phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức lớp tập huấn Điều lệnh đội ngũ qua các chuẩn mực hành vi, tác phong chuyên nghiệp vì nhân phục vụ. Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cử 3 cán bộ Phòng Quân huấn trực tiếp giảng dạy cho khoảng 60 cán bộ công chức, thuyền viên tàu kiểm ngư Chi cục Kiểm ngư Vùng V, Chi cục Kiểm ngư Kiên Giang, Chi cục Kiểm ngư Cà Mau.

Cũng trong năm 2024, Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã triển khai 12 chuyển tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tổng số 15 chuyến tàu; huy động 239 lượt công chức, kiêm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư tham gia. Đã tiến hành kiểm tra 590 tàu cá Việt Nam (không có tàu cá nước ngoài ), phát hiện và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 77 tàu cá vi phạm. Trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển đã tuyên truyền phổ biển pháp luật cho 2.200 ngư dân, phát 200 tờ rơi hướng dẫn cứu hộ rùa biển, tặng ngư dân 500 lá cờ tổ quốc…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là vẫn còn trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp; việc gia hạn, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định vẫn còn chậm, tỷ lệ cấp giấy phép khai thác thủy sản còn hạn cho khối tàu từ 6 mét trở lên đến nay mới đạt 76,5%; kết quả xác minh, xử lý các hành vi vi phạm ngắt kết nối VMS, vượt ranh giới cho phép trên biển, vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn còn thấp so với các vụ việc được phát hiện. Còn khó khăn, vướng mắc, bất cập trong xử phạt vi phạm hành chính, như vấn đề thời gian tạm giữ tang vật để xác định giá trị; một số quy định về mức phạt tiền có thể dẫn đến việc các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC áp dụng không thống nhất; Kiểm ngư địa phương chưa có thẩm quyền để xử phạt và thẩm quyền xi phạt của Kiểm ngư Vùng là khó khăn để xử lý dứt điểm các tảu hoạt động sai vùng sai tuyến hiện nay. Một số cơ quan, lực lượng chức năng và địa phương chưa thực hiện đồng bộ, thống nhất xử lý tàu cá vi phạm như việc xử lý vi phạm đối với tàu lưới kéo đôi có nơi xử phạt một tàu, nơi khác xử phạt cả hai…

Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

Trong năm 2025, để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi pháp luật và chống khai thác IUU, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên biên, cần sửa đổi Nghị định và quy định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, nhằm đảm bảo tỉnh khả thi và đồng bộ trong thực tiễn. Đồng thời cải tiến công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân về các quy định pháp luật liên quan đến chống khai thác IUU; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên vùng biển giáp ranh, đặc biệt là việc phối hợp giữa các đơn vị để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Thu Hương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu