Thanh Hóa – Nghệ An: Dứt khoát không để người dân nào phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát

Tạp chí Biển Việt Nam - Tính đến ngày 07/5/2025, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được gần 209.000 căn (trong đó: 111.000 căn nhà đã khánh thành và khởi công, xây dựng dở dang 98.000 căn). Từ Phiên họp thứ ba đến nay tăng gần 87.000 căn, bình quân tăng 26 căn/địa phương/ngày. Đến nay, cả nước đã khởi công và hoàn thành khoảng 77% số nhà tạm, nhà dột nát cần xóa cho cả 03 nhóm đối tượng. Trong đó, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát có tỷ lệ khởi công và hoàn thành cao nhất, đạt khoảng 80%.

Từ nay đến hết ngày 31/10/2025, cả nước cần khởi công xây dựng trên 61.800 căn nhà. Trong đó, nhà ở đối với người có công với cách mạng khoảng 24.800 căn; nhà ở thuộc 02 Chương trình MTQG khoảng 27.000 căn (trong đó, giảm nghèo bền vững khoảng 23.000 căn, dân tộc thiểu số khoảng gần 4.000 căn), nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm nhà dột nát khoảng trên 10.000 căn.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tham dự lễ khởi công xây dựng nhà cho hộ nghèo tại TP. Sầm Sơn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp; tỉnh Thanh Hóa đã chủ động huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, do đặc thù tỉnh có diện tích rộng, dân số đông, đặc biệt có trên 1,1 triệu người sinh sống ở 11 huyện miền núi, nên số đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ khó khăn về nhà ở còn lớn.

Để triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025 (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 22-CT/TU); Công văn số 1843-CV/TU ngày 14/10/2024 về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Công điện số 102/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Tỉnh đã tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 09/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ; kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại các phiên họp. Chỉ đạo các địa phương rà soát, phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ để thực hiện hỗ trợ.

Kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn từ khi phát động đến nay (đến thời điểm ngày 20/4/2025): số nhà đã khởi công 7.686 hộ/căn nhà (xây mới 6.280 hộ/căn; sửa chữa là 1.398 hộ/căn), trong đó số nhà đã hoàn thành và được cấp kinh phí là 5.876 căn (xây mới 5.482 căn, sửa chữa 394 căn).

Về nhu cầu cần phải thực hiện để hoàn thành Chương trình vào 31/10/2025 tổng số là: 9.450 căn nhà cần phải hỗ trợ kinh phí (5.473 căn xây mới, 3.977 căn sửa chữa), trong đó: Nhà ở đối với người có công với cách mạng (Theo Chỉ thị số 22/CTU và Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg): 1.451 căn (trong đó, xây mới 713 căn và sửa chữa 738 căn);

Nhà ở thuộc 02 CTMTQG: Nhà ở thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững: 2.975 căn (trong đó, xây mới 1.206 căn và sửa chữa 1.769 căn); Nhà ở thuộc CTMTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 284 căn xây mới;

Nhà ở thuộc Chương trình phát động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (hộ nghèo, hộ cận nghèo): 2.885 căn (trong đó, xây mới 1.821 căn và sửa chữa 1.064 căn);

Nhà ở thuộc Đề án sắp xếp ổn định dân cư theo Quyết định 4845/QĐUBND: 49 căn xây mới;

Nhà ở cho các đối tượng khác theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa (các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ cao tuổi, hộ neo đơn, hộ còn khó khăn về nhà ở khác,…): 1.806 căn (trong đó: xây mới 1.400 căn và sửa chữa 406 căn).

Tại Nghệ An: Tính đến thời điểm này, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa 16.202 căn nhà (xây mới 11.642 căn, sửa chữa 2.560 căn) từ các Chương trình (đạt 76,51% nhu cầu() với tổng kinh phí giải ngân hơn 967 tỷ đồng. Như vậy, tính từ sau phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương (ngày 10/3/2025) đến nay, tỉnh Nghệ An đã khởi công 5.239 căn nhà, đã hoàn thành, bàn giao thêm 3.484 căn nhà (xây mới 1.374 căn, sửa chữa 2.110 căn).

Lãnh đạo tỉnh tham dự điểm cầu tại tỉnh Nghệ An, Phiên họp triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước diễn ra vào sáng 11/5/2025.

Điểm nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, sát với thực tiễn, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thi đua thực hiện, tiêu biểu như: Huyện Tương Dương (địa phương vùng cao, vùng xa, vùng đặc khó khăn, có số lượng nhu cầu nhà ở cao nhất tỉnh) đã phát động toàn dân thi đua thực hiện chiến dịch “90 ngày, đêm xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở”, chỉ trong chưa đầy 30 ngày thực hiện Chiến dịch, huyện đã khởi công 1.141 nhà/1.663 nhà (đạt 68,61%), đồng thời đã bàn giao hơn 500 nhà cho người dân đưa vào sử dụng. Huyện Quỳ Châu (cũng là đơn vị miền núi cao), cấp ủy, chính quyền đã thay mặt các hộ dân đứng ra cam kết với doanh nghiệp, cơ sở cung cấp vật liệu giúp nhân dân được ứng trước vật liệu để thực hiện Chương trình. Các địa phương có đông đồng bào theo đạo đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất đồng lòng để chung tay hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng, nhờ vậy đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, tiêu biểu như: Huyện Nghi Lộc đã vận động, kêu gọi hỗ trợ hoàn thành xây dựng 383/486 nhà (đạt 82%); huyện Nam Đàn đạt 122/169 nhà (đạt 72%); huyện Quỳnh Lưu 266/279 nhà (đạt 95%); huyện Quỳ  Hợp 761/868 nhà (đạt 87,70%)…

Hiện tỉnh Nghệ An còn tổng số nhà cần thực hiện là 4.974 căn (xây mới 3.013 căn, sửa chữa 1.961 căn), trong đó: 1.313 căn từ Chương trình nhà ở dột nát, tạm bợ (chương trình xã hội hóa); 1.128 căn từ  02 Chương trình MTQG; 2.533 căn từ Chương trình hỗ trợ gia đình chính sách với cách mạng.

Ngọc Thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM