Thành phố Thanh Hóa sẵn sàng ứng phó với nước lũ trên các sông

Tạp chí Biển Việt Nam - Sáng 23/9, Chủ tịch UBND thành phố (Thanh Hóa) đã có Công điện gửi Chủ tịch UBND các phường, xã có đê; Trưởng các phòng, ban, đơn vị thành phố; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thành phố; Trưởng Công an thành phố; Trạm Trưởng Trạm Biên phòng Cửa khẩu Cảng Thanh Hóa. Giám đốc các Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố. Giám đốc các Chi nhánh Điện lực phục vụ trên địa bàn.
Thực hiện Công điện số 26 – Hồi 05 giờ 00 ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa.
Hiện nay mực nước sông Mã đang lên rất nhanh, vào hồi 4h mực nước đo được trại Trạm thủy văn Lý Nhân là (+ 10.51m), dưới báo động II là 0.49m (BĐII là +11m), tại Trạm thủy văn Giàng là (+4.69m), dưới báo động II là 0.81m (BĐII +5.50m), dự báo mực nước đạt báo động 2 tại Trạm thủy văn Giàng vào khoảng 8- 10h ngày 23/9/2024.
Để chủ động sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã có đê, Trưởng các phòng, ban, đơn vị thành phố khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
Đối với Ủy ban nhân dân các phường, xã có đê. Tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Đối với các phường, xã có dân sinh sống vùng ngoại đê khẩn tổ chức lực lượng thực hiện phương án di dân theo cấp báo động trên mức báo động II.
Tổ chức di rời tất cả các hộ người già, ngheo đơn, đang bị ốm đau không có khả năng tự di rời vào trong đê hoàn thành trước 8h00 ngày 23/9/2024.
Tổ chức lực lượng dân quân cơ động thường trực canh đê tại các điếm canh đê, thường xuyên tuần tra, canh gác đê để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố về đê điều ngay giờ đầu, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố (qua phòng Kinh tế) để kịp thời chỉ đạo (khi nước lũ đạt đến báo động II các sự cố về đê điều bắt đầu xuất hiện cần sớm được phát hiện để xử lý kịp thời).
Khẩn trương tập kết vật tư dự trữ hộ đê tại các đoạn đê xung yếu, cống dưới đê để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống.
Các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố: khẩn trương xuống địa bàn được phân công tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các phường, xã triển khai, vận hành các phương án, kịch bản đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm toàn diện trước đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố về kết quả triển khai thực hiện các phương án trên địa bàn được phân công.
Ban chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố: Kích hoạt 100% quân số hiện có của đơn vị để chuẩn bị ứng trực, hỗ trợ các phường, xã khi có tình huống.
 Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Thanh Hóa: Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và 02 ca nô phòng chống thiên tai của thành phố để kịp thời ứng trực khi có lệnh điều động.
Các Điện lực cung cấp dịch vụ trên địa bàn thành phố: Tổ chức lực lượng đến các điểm dân cư vùng ngoại đê để ứng trực cắt điện kịp thời các điểm bị ập úng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và lực lượng tham gia.
Đề nghị Hạt quản lý đê thành phố: Thường xuyên cập nhật cảnh báo lũ trên các sông thông tin kịp thời cho Ban chỉ huy phòng chống thiển tai thành phố và Ủy ban nhân dân các phường, xã có đê để kịp thời, chủ động tổ chức triển khai thực hiện các phương án.
Điều động toàn bộ cán bộ, công nhân viên của hạt xuống địa bàn được phân công cùng với các phường, xã tổ chức tuần tra, kiểm tra các tuyên đê, kịp thời đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề mới phát sinh để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Phòng Kinh tế thành phố – Cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố tổ chức lực lượng trực ban 24/24h.
Ngọc Thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu