Phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung

Tạp chí Biển Việt Nam - Trong hai ngày 23 - 24/7, tại Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Quảng Bình đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại một số tỉnh vùng duyên hải miền Trung”.
Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thủy sản, Sở NN-PTNT Quảng Bình, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư các tỉnh và các tổ chức, cá nhân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Với chủ đề “Ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại một số tỉnh vùng duyên hải miền Trung”, báo cáo đề dẫn diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chỉ ra nhiều thông tin quan trọng.
Những năm qua, ngành tôm Việt Nam không ngừng sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành ngành hàng mũi nhọn, đóng góp quan trọng trong nền nông nghiệp và kinh tế của đất nước. Hàng năm, ngành tôm Việt Nam đóng góp khoảng 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến 4 tỷ USD. Giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động.
Các đại biểu tham dự diễn đàn.
Các đại biểu tham dự diễn đàn.
Kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta trong năm 2022 lập kỷ lục đạt 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021. Năm 2023 nước ta đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD.
Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã và đang triển khai các dự án nuôi tôm, như: ứng dụng công nghệ cao, công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, nuôi tôm xen ghép, nuôi theo hướng hữu cơ, VietGAP…
Tại diễn đàn, các đại biểu được nghe các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trình bày một số tham luận về thực trạng, giải pháp, định hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam, các tỉnh duyên hải miền Trung; các mô hình nuôi tôm đã được hỗ trợ và triển khai có hiệu quả; bảo vệ môi trường, giảm phát thải CO2 trong nuôi tôm; khó khăn, thuận lợi trong công tác tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP cho mô hình nuôi tôm nước lợ.
Các đại biểu, khách mời trao đổi, thảo luận để ứng dụng giải pháp, tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi tôm.
Các đại biểu, khách mời trao đổi, thảo luận để ứng dụng giải pháp, tiến bộ kỹ thuật trong nghề nuôi tôm.
Diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất để tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi tôm tại các tỉnh duyên hải miền Trung thành ngành sản suất hàng hóa quy mô lớn, góp phần nâng cao sản lượng, giá trị và phát triển bền vững. Đây cũng là cơ hội giúp người nuôi tôm nâng cao kiến thức, cập nhật thường xuyên thông tin mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật được trong sản xuất giống và nuôi tôm nước lợ.
Nằm trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã đến tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại trang trại của anh Trần Anh Đức (X.Hải Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình). Đoàn đánh giá cao hiệu quả từ mô hình nuôi tôm của hộ gia đình anh Đức.
Lan Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu