Chưa có dữ liệu chính thức diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải
Theo thông cáo báo chí mới đây của UBND tỉnh Thái Bình, vùng biển của địa phương có đặc điểm là biển bồi, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi. Trước những năm 1980 vùng ven biển Thái Bình chủ yếu là bài triều ngập nước và đó cũng là nơi sinh kế, nuôi trồng thuỷ sản, một số khu vực được bồi tụ phù sa có tiềm năng để trồng rừng ngập mặn
Gần mười năm trước, năm 2014 với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, chống biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiện ngập nước, Thái Bình đã ban hành quyết định phê duyệt đề án xác lập diện tích rừng ngập mặn có diện tích 12.500 ha, với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải.
Tuy nhiên pham vi, ranh giới, quy mô của khu bào tồn này chỉ mang tính định tính, chưa được xác định bằng các biện pháp nghiên cứu đo đạc có tác dụng định hướng để tìm nguồn lực, xây dựng kế hoạch và triển khai phát triển rừng.
Vẫn theo thông cáo báo chí của UBND tỉnh Thái Bình, 12.500 ha là diện tích tạm tính ban đầu, số liệu này được kế thừa từ năm nguồn khác nhau.
Vị trí và ranh giới khu rừng theo các nguồn này lại chưa có sự đồng nhất. “Vị trí theo toạ độ địa lý và vị trí theo mô tả bằng lời không trùng khớp, không có bản đồ kèm theo”
Do có sự khác biệt này, UBND tỉnh Thái Bình cũng đã ban hành quyết định trong đó cũng nêu rõ: “Sau khi đề án được xác lập và kiện toàn tổ chức bộ máy, tiến hành lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng.”
Theo đó, đây là cơ sở để xác định về quy mô và diện tích Khu rừng đặc dụng này.
Vì nhiều lý do khác nhau nên trước thời điểm tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định 731/ QĐ- UBND, ngày 17/4/2023, khu rừng chưa được xác định chính xác về về quy mô và vị trí
Như đã nói do diện tích, quy mô khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải có nhiều nguồn số liệu khác nhau nên cần xác định lại cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế.
“Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước cần được nghiên cứu, điều tra, đánh giá kỹ lưỡng, khoa học và phân định để bảo vệ, bảo tồn trên toàn bộ vùng biển Thái Bình”
Trong thời gian tới, UBND tình Thái Bình phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xác định chi tiết, cụ thể quy mô diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải trên thực địa
Từ đó đánh giá, lập hồ sơ, quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải theo đúng quy định của luật Đa dạng sinh học và làm cơ sở, căn cứ để trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn phát triển đa dạng sinh học, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và phát triển không gian kinh tế biển
Đánh giá về việc quản lý trong thời gian gần mười năm qua, địa phương này luôn trân trọng và sử dụng đúng mục đích, tôn chỉ và các quy định của Công ước Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, được UNESCO công nhận năm 2004.
Thái Bình cũng coi trong trọng công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế cho người dân ven biển