Thanh Hóa: Phát triển kinh tế biển bền vững tạo động lực phát triển cho từng địa phương

Tạp chí Biển Việt Nam - Sau 4 năm triển khai Nghị quyết 36, tỉnh Thanh Hóa đã có được những kết quả tốt trong sự phát kinh tế biển, tạo ra được những động lực phát triển cho từng địa phương.
Các tàu cá của ngư dân trở về cảng cá Hòa Lộc, Hậu Lộc sau những chuyến đánh bắt xa bờ

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam nước ta. Vùng biển Thanh Hóa có diện tích 17.000 – 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Nghi Sơn có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thủy tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương… là nơi nuôi trồng thủy sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nghi Sơn.

Dải ven bờ biển Thanh Hóa có diện tích bãi triều trên 8.000ha (chưa tính bãi triều 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm bồi tăng thêm từ 10 – 50m) là nguồn tài nguyên lớn về nuôi trồng thủy sản nước lợ như tôm sú, tôm he, cua và rong câu… Diện tích nước mặn khoảng trên 5.000ha, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm dưới hình thức nuôi lồng bè. Ngoài ra với hàng ngàn hecta vùng nước mặn ven bờ, thuận lợi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ngao, sò, ngán… Đặc biệt là với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang được xây dựng (theo Quyết định 102/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với nhiều hạng mục công trình lớn như: cảng nước sâu, nhà máy xi măng, sân bay… sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho dải ven biển nói riêng cũng như cho cả tỉnh nói chung.
Tính từ đầu năm đến tháng 11/2022, sản lượng thủy sản tháng 10 ước đạt: 20.783 tấn; trong đó: Sản lượng khai thác 11.973 tấn (khai thác biển 11.632 tấn; khai thác nội địa 341 tấn); Sản lượng nuôi trồng thủy sản 8.810 tấn (nuôi mặn: 2.000 tấn; nuôi lợ: 3.610 tấn, nuôi ngọt: 3.200 tấn). Lũy kế đến ngày 09/11/2022, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 182.207 tấn, đạt 88% KH, trong đó: Sản lượng khai thác đạt 115.467 tấn (khai thác biển 111.835 tấn; khai thác nội địa: 3.632 tấn), sản lượng nuôi trồng thủy sản 66.740 tấn (nước mặn 19.790 tấn; nước lợ 14.150 tấn; nước ngọt 32.800 tấn).
Lượng hải sản của ngư dân đánh bắt về đang được tập kết tại cảng cá Lạch Bạng, Nghi Sơn
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chương trình hành động, quán triệt, triển khai sâu rộng đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng lên nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế biển, từ đó tạo được sự quyết tâm trong hành động. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng ven biển và hải đảo được quan tâm đầu tư xây dựng.
Tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU, kiểm tra liên ngành về chống khai thác IUU của tỉnh tại các ban quản lý cảng cá và Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại 03 cảng cá: Hòa Lộc, Lạch Hới, Lạch Bạng.
Thường xuyên kiểm tra việc duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển hướng dẫn chủ tàu cá hoàn thiện hồ sơ để được hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cá.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ các bản tin, cảnh báo, dự báo thời tiết trên biển; thông qua Trạm bờ thông báo cho các chủ tàu, thuyền trưởng biết để chủ động cho kế hoạch sản xuất của mình, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa tàu và trạm bờ, thực hiện việc xác nhận tàu có hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh cho các chủ tàu. Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kiểm tra việc thực hiện quản lý Nhà nước tại các cơ sở kinh doanh vật tư phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại địa bàn các huyện, thành phố: Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Nghi Sơn.
Hướng dẫn các cơ sở nuôi tôm sở các xã vùng nuôi Phong – Lưu – Châu phát triển nuôi tôm sú kết hợp với cua xanh, cá áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP. Hướng dẫn các cơ sở nuôi đủ điều kiện làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Phối hợp với UBND các xã, phường trọng điểm nghề cá, trạm Biên phòng tiến hành tuần tra, kiểm soát trên biển và các cửa lạch, tuyên truyền phổ biến các quy định về Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn Luật, quy định về chống khai thác IUU đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản; thông báo tàu cá hết hạn đăng kiểm; yêu cầu, nhắc nhở chủ tàu hết hạn đăng kiểm thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá trước khi tàu cá tham gia hoạt động trên biển.
Kiểm tra việc duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển hướng dẫn chủ tàu cá hoàn thiện hồ sơ để được hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cá. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân giải bản tàu cá ven bờ tại các khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản nội đồng tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, công tác quản lý thủy sinh vật ngoại lai và các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm tại các địa phương và tuyên truyền các quy định về thủy sinh vật quý hiếm, thủy sinh vật ngoại lai.
Tăng cường phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố, các lực lượng chức năng, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về thủy sản. Tiếp tục phối hợp với UBND các xã, phường nghề cá thực hiện cấp các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Ngọc Thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu