Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định

Tạp chí Biển Việt Nam - Nhà thờ đổ (Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định) nằm sát bờ biển với nét đẹp hoang sơ, lối kiến trúc độc đáo nhưng đã bị xuống cấp và bỏ không nhiều năm do nước biển xâm lấn.
Nhà thờ đổ chính là chứng tích Tháp chuông nhà thờ đổ trên bãi biển xã Hải Lý, là dấu tích còn lại của nhà thờ họ Lái Tim Chúa (Trái Tim Chúa) có từ năm 1877 thuộc làng chài Xương Điền.
Nhà thờ Trái Tim Chúa được xây dựng lần thứ nhất từ những năm thế kỉ 18 khi còn hoang sơ, xung quanh là cây chay có diện tích 252 m2, chiều dài nhà thờ 14m, chiều rộng 7m và được lợp bằng cỏ bổi. Năm 1917, nhân dân đã bắt tay vào xây dựng tái thiết nhà thờ giáo họ Trái Tim lần thứ 2 với bản thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp và là nhà thờ đổ hiện nay.

Nhà đổ bị bỏ hoang từ năm 1996, đến nay trở thành điểm tham quan nổi tiếng tại Nam Định

Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1927 với khuôn viên rộng 9.330m2, dài 47m, rộng 15m, tháp chuông cao 27m, vòm thánh giá cao 15m với kiến trúc cửa vòm, nhiều hoa văn trang trí tỉ mỉ mang phong cách châu Âu, công phu, đẹp mắt.

Các họa tiết, kiến trúc mang đậm phong cách và dấu ấn kiến trúc Gothic.

Năm 1996, biển bắt đầu xâm lấn vào đất liền dài hơn 1km. Sự xâm lấn đó đã khiến ngôi làng trải dài theo bãi biển Xương Điền bị biến mất. Một số công trình kiến trúc lớn trên biển như nhà thờ đã bị những cơn sóng đánh đổ xuống. Nhưng riêng chỉ có nhà thờ thánh Maria Madalena vẫn còn đó không bị sóng đánh đổ nhưng nó cũng không còn nguyên vẹn như trước.

Dấu tích giáo xứ Xương Điền xưa với nhà thờ đổ chỉ còn là cái khung và tháp chuông trên nền cát đổ nát nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trầm tư, cổ kính.

Các họa tiết, kiến trúc mang đậm phong cách và dấu ấn kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, bên trong nhà thờ đã bị phai mòn. Gạch xây đỏ bị lộ rõ sau khoảng thời gian dài vỡ vữa. Những bức tường với các họa tiết, hoa văn tôn giáo tỉ mỉ đã bị phai mờ bởi thời gian và sương gió, nhưng nếu chú ý quan sát kỹ, vẫn có thể nhìn thấy dấu tích còn sót lại.
Nhà thờ là “chứng tích trực quan” sinh động về hệ quả của tình trạng xâm lấn của biển và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhà thờ đổ còn là “chứng nhân lịch sử” ghi nhớ công lao to lớn trong công cuộc quai đê lấn biển, chống biển xâm thực bảo vệ sản xuất của ông cha ta.
Hiện tại để bảo tồn, chính quyền địa phương và người dân đã xây kè bao quanh nhà thờ đổ, biến đây thành điểm chụp ảnh lưu niệm thu hút nhiều người dân từ nơi khác đến.Tuy nhiên, do nhà thờ đã xuống cấp nhiều hạng mục đã đổ sập, toàn bộ phần diện tích của nhà thờ đã được xây tường rào, ngăn không cho du khách đến gần.

Mặc sự xâm lấn của biển cả, nhà thờ đổ Hải Lý vẫn sừng sững hiên ngang bên bờ biển hoang sơ.

Giữa bao la đất trời, biển cả mênh mông, nhà thờ đổ vẫn đứng đó cùng năm tháng, dáng vẻ trầm mặc, hoang sơ nhưng lại thu hút vô cùng. Nhờ kiến trúc và vị trí độc đáo giúp nhà thờ đổ đã trở thành địa điểm check-in của nhiều người khi đến Nam Định.

Phạm Anh Dũng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu