Chuyện kể về những kỷ niệm của một cựu tù Phú Quốc

Tạp chí Biển Việt Nam - Trở về từ chiến trường, nhà tù với những vết thương, nhưng thương binh Nguyễn Xuân Mão ở phố 5, phường Quảng Phú( Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở địa phương, trở thành một cựu chiến binh gương mẫu.
Từ trái qua phải: CCB Nguyễn Viết Ba, thương binh, Nguyễn Xuân Mão, CCB Nguyễn Ngọc Tiếp tại gia đình ông Mão
Những ngày này, trong căn nhà nhỏ của vợ chồng thương binh Nguyễn Xuân Mão và bà Nguyễn Thị Thư ở phố 5 (Phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa), câu chuyện về những kỷ niệm năm tháng chiến đấu anh dũng và những ngày bị tù đầy của ông, những dấu mốc cuộc đời người lính cứ như những trang tiểu thuyết được ông kể lại.
Lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, ông Nguyễn Xuân Mão, Họ tên trong tù là Mai Xuân Lương (SN 1941) đã sớm ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước. Ngày 5 tháng 4 năm 1963, khi vừa tròn 22 tuổi, ông đã xung phong đi bộ đội và được biên chế vào đơn vị C39, F341.
Năm 1964, ông tham gia chiến dịch Trung Lào xong đơn vị hành quân về Hương Khê, Hà tĩnh an dưỡng và được biên chế về đơn vị C39, sư đoàn 325B, biên chế xong đơn vị lên đường hành quân theo dọc tuyến đường 9 Nam Lào xuống Hạ Lào. Đầu năm 1965 đơn vị được lệnh đánh và tiêu diệt Tiểu đoàn biệt động Ngụy đóng ở A Lưới, Quản Trị để mở đường xuống Huế. Giải phóng A Lưới xong đơn vị ông lại tiếp tục hành quân vào tỉnh Gia Lai để bổ sung cho sư 10 thuộc B3. Từ năm 1965 đến năm 1967, ông tham gia cùng đơn vị chiến đấu ở chiến trường B3 thuộc ba tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.
Thương binh Nguyễn Xuân Mão kể lại
Thương binh, bệnh binh Nguyễn Xuân Mão
Những năm tháng chiến đấu ác liệt ông đã lập được nhiều thành tích xuất sắc được đơn vị bổ nhiệm chức vụ C bậc trưởng. Đến đầu năm 1968 (Tết Mậu Thân), theo chủ trương của Trung ương Cục miền Nam giải phóng miền Nam, đơn vị ông được mặt trận B3 giao nhiệm vụ quan trọng lúc 0h sang ngày 1 tháng 1 năm Mậu Thân, thực hiện trận đánh vào thị xã Gia Lai, mục tiêu của đơn vị là đánh và tphas hủy bãi xe tăng và tòa nhà tỉnh trưởng, bắt sống tên tỉnh trưởng, đơn vị ông đã tổ chức một trận đánh quyết chiên và đã tiêu diệt, phá hủy toàn bộ bãi xe tăng của Mỹ. Tiếp đó, đơn vị ông tiến sâu vào tòa nhà tỉnh trưởng thì ông Mão bị thương không tham gia chiến đấu được, đơn vị đã đưa ông ra khỏi trận đánh bằng đường cống nước chờ đơn vị phía sau tiếp viện đưa về trạm cứu thương. Chờ mãi không thấy đến 17h cùng ngày một đơn vị xe tăng của Mỹ đã càn lên khu vực ông đang ẩn trốn, ông bị địch phát hiện và chúng bắt ông đem về nhà tạm giam. Sáng mai chúng đưa ông về phòng điều hành để tra tấn và hỏi cung. Tại nơi hỏi cung ông đã khai tên ông là Mai Xuân Lương, chức vụ binh nhì, Trong khi đó ông đang giữ chức vụ đó tôi là đại đội trưởng. Khai xong chúng xét thấy cấp bập binh nhì của ông cho rằng ông không biết gì và chúng đưa ông về trại giam Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sống trong trại giam ông phải chịu và chứng kiến cảnh tra tấn, đánh đập liên tục nên rất căng thẳng, khổ cực.
Một hôm, theo nội dung đã thống nhất trong cuộc họp kín, toàn bộ anh em tù binh trong trại đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi tự do, không được đánh đập tù binh vô cớ dã man. Lúc đó ông Mão đã đứng lên và phát biểu cứng rắn đòi quyền lợi cho anh em, không được đánh đập, tra tấn đối với anh em tù binh. Xuất phát từ những ý kiến đanh thép đó khiến bọn giám thị phải thừa nhận và từ hôm đó anh em tù binh trong trại giảm đi những trận đòn tra tấn, cuộc sống của anh em được thoải mái hơn. Sau những ý kiến phát biểu cứng rắn đấu tranh, ngay tối hôm đó, Chi bộ nhà tù đã cử một người tên là Liên đến hỏi ông. “Anh ở ngoài đời có phải đảng viên không?”. Ông Mão đã trả lời “Phải”. Người tên Liên nói tiếp, “Anh theo Đảng đến cùng thì anh lấy máu viết vào giấy với nội dung là: Tôi xin vào Đảng và nộp cho tôi”. Từ sau hôm đó tôi được sinh hoạt Đảng trong nhà tù.
Bà Nguyễn Thị Thư, người vợ yêu thương của thương binh Nguyễn Xuân Mão
Đến năm 1969, Chính quyền Sài Gòn đưa toàn bộ tù binh đất liền ra đảo Phú Quốc. Tại trại giam, chúng đưa các tù binh vào trạm A4 Phú Quốc. Được mấy hôm thì trong trại có một tên chiêu hồi làm tay sai cho giám thị, tên này hung hãn và chuyên tâu nịnh bọn giám thị theo đó, anh em tù binh đã tổ chức đánh cho tên đó một trận nhừ tử. Sau khi bị anh em tù binh đánh bị thương, ngất nó được bọn chúng đưa đi cấp cứu. Sau một thời gian tên này bình phục trở về và khai ra toàn bộ những người đã đánh nó đều là người Bắc, nói tiếng Bắc. Bọn giám thị gọi toàn bộ anh em tù ngoài Bắc lên hỏi cung và tra tấn tiếp để tìm ra thủ phạm. Khi bọn giám thị gọi ông Mão lên để tra tấn thì ông khai là tôi không biết, sau đó chúng tra tấn ông bằng điện hết sức dã man, ngay lúc đó có một phái đoàn của hội chữ thập đỏ quốc tế ra đảo thăm tù binh. Chúng sợ phái đoàn nhìn thấy cách tra tấn dã man của chúng nên đã vội đưa ông xuống gầm bàn để giấu tránh đoàn phát hiện. Khi đoàn đi qua chúng đưa ông vào chuồng cọp trại giam B2 . Chúng giam ông ba tháng trong chuồng cọp, thấy ông yếu quá chúng đưa ông ra khỏi chuồng cọp và đưa vào trại giam B2.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam đã được trao trả. Đến ngày 10 tháng 3 năm 1973, theo sự sắp xếp của đơn vị, ông Mão được trao trả tại sông Thạch Hãn, Quảng Trị, về an dưỡng tại đoàn 72, quân khu Việt Bắc, đến năm 1974, ông về công tác tại đoàn an dưỡng 585, bên bộ phận tiếp nhận thương, bệnh binh chiến trường ra an dưỡng. Đến năm 1978, ông về công tác tại huyện đội huyện Quảng Xương. Đến năm 1981 ông được về nghỉ hưởng chế độ bệnh binh với tỷ lệ 61%, thương binh 21 %.
Với những thành tích và chiến công trong quân đội, ông Mão được Đảng Nhà nước khen thưởng, trao tặng một huân chương kháng chiến hạng nhất, ba huân chương giải phóng 1,2,3, một huân chương Quyết Thắng, một huy hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Trở về từ chiến trường, nhà tù với vết thương do bom đạn và sự tra tấn của kẻ thù, ông Nguyễn Xuân Mão vừa là bệnh binh, thương binh. Những tưởng cuộc đời của ông sẽ dừng lại ở đó để dưỡng sức. Thế nhưng, bằng tình yêu thương của người vợ tên là Nguyễn Thị Thương và người thân, gia đình, bạn bè đã tiếp sức cho ông như một “phép màu”, để ông tiếp tục tham gia công tác góp phần xây dựng cho quê hương đất nước.
Hiện ông Nguyễn Xuân Mão đang là bí thư chi bộ, hội trưởng cựu chiến binh, hội trưởng hội nông dân, hội trưởng khuyến học, hội trưởng người cao tuổi phố 5.
Ông có 4 người con đều đã lập gia đình có cuộc sống ổn định. Đặc biệt, với sự chăm sóc tận tình của người vợ, những di chứng chiến tranh trong cơ thể ông Mão cũng dần thuyên giảm. Từ ngày trở về địa phương, ông Nguyễn Xuân Mão trở nên khỏe hơn. Nhờ vậy, ông đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở địa phương, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt đông xây dựng phố, phường. Không chỉ đồng hành với cấp ủy và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, ông còn gương mẫu trong cách sống, cư xử đối với bà con hàng xóm, sống thân thiện nêu cao vẽ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, người có ích cho xã hội.
Câu chuyện kể về những kỷ niệm năm tháng chiến đấu, ngồi tù của ông Mão đã là niềm tự hào của tôi. Chính câu chuyện đó đã nói lên tinh thần chiến đấu kiên cường của người lính Cụ Hồ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Từ đó, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ công ơn của những người có công với đất nước và đó cũng là bài học lịch sử sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Chiến tranh là thế, ở đó có cả khúc khải hoàn cũng có những nốt trầm còn neo lại trong cuộc sống bao người. Nhưng cũng chính chiến tranh đã tôi luyện bản lĩnh, ý chí kiên cường cho người lính; gieo lên trong cuộc đời họ thật nhiều yêu thương. Để rồi, giữa đời thường, ta lại được chứng kiến thật nhiều câu chuyện xúc động và đầy tình nghĩa.
Ngọc Thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trang chủ Tin mới Share Cỡ chữ Về đầu